Chân Đèn Gốm Men Rạn Cổ Thời Mạc H60 (1589)

Chân Đèn Gốm Men Rạn Cổ Thời Mạc H60 (1589)

Chân Đèn Gốm Men Rạn Cổ Thời Mạc H60 (1589)

Chân Đèn gốm thời mạc gồm hai phần, trang trí nổi quai rồng có cánh,rồng trong cánh sen, ô lá Đề, ô hình khánh, răng cưa và vạch thẳng song song. Minh văn khắc cho biết tác giả Đặng Huyền Thông chế tạo vào tháng 4, năm thứ tư niên hiệu Đoan Thái (1588). Phần dưới chân đèn gốm men rạn , trang trí nổi bông hoa tròn, vạch đứng song song, cánh sen, rồng trong hình tròn, răng cưa. Minh văn khắc trên thân cho biết tác giả Đặng Huyền Thông và vợ là Nguyễn Thị Đỉnh tạo vào tháng 2 năm thứ 2 niên hiệu Hưng Trị (1589).

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

Lịch sử nguồn gốc cặp chân đèn thời mạc

Vào thời nhà Mạc, ngành thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh ở nước ta và có giá trị thẩm mỹ cao, nhất là ngành chế tác đồ gốm. Thống nhất phong cách từ cấu trúc, họa tiết trang trí đến màu sắc nên gốm thời Mạc làm chúng ra liên tưởng đến nghệ thuật gốm hiện đại hôm nay. Thương nghiệp phát triển và sự ra đời của các làng nghề đã thúc đẩy gốm thời này chuyển mình sang một bước ngoặt mới. Gốm thời Mạc có số lượng lớn, kỹ thuật chế tác tinh tế và loại hình cũng phong phú so với trước đây. Ngoài sử dụng cho các công trình kiến trúc, gốm gia dụng và gốm thờ cũng phát triển mạnh, mà chân đèn và lư hương là 2 trong số hiện vật tiêu biểu. Cùng Gốm Gia Tộc Việt tìm hiểu về vẻ đẹp của chân đèn gốm thời nhà Mạc nhé.

Cay-den-thoi-mac-H60-gom-su-men-ran-co

Chân đèn thời mạc gốm men rạn cổ

 Trước thời Mạc, chân đèn thờ thường bằng đồng, đất nung dạng sành. Nếu dưới dạng bằng gốm thì thường có kích thước nhỏ và rất ít khi tìm thấy. Đến niên hiệu Sùng Khang của đời vua Mạc Mậu Hợp (1566-1577), những chân đèn gốm hoa lam với kích thước rất lớn mới thấy xuất hiện. Đây là thời điểm bắt đầu cho sự bùng nổ của các loại đồ gốm thờ cúng và phát triển cực thịnh trong gần 200 năm. Bộ đồ thờ gồm các sản phẩm lư hương, chân đèn gốm tạo nên nét riêng cho gốm Mạc. Không những thế, chúng còn được xuất khẩu qua con đường hàng hải.

Cay-den-thoi-mac-H60-gom-su-men-ran-co

Chân đèn thời mạc gốm men rạn cổ

Câu chuyện về chế tác Chân đèn gốm sứ thời mạc

Nghệ nhân tạo tác các loại chân đèn gốm khá phong phú về kiểu dáng từ những kỹ thuật chuốt, tạo dáng trên bàn xoay và nhiều công đoạn  phức tạp và tỉ mỉ khác. Các bộ phận của sản phẩm thường được chia thành nhiều phần khác nhau và được lắp ghép lại với nhau, gia công thêm bằng các hoa văn, hình tượng được nặn, đúc, đắp nổi, vẽ lên sản phẩm. Đặc biệt, sản phẩm gốm này còn thể hiện giá trị lịch sử và phong cách tạo hình vô cùng chính xác.

Cay-den-thoi-mac-H60-gom-su-men-ran-co

Chân đèn thời mạc gốm men rạn cổ

Sau khi khắc các hoa văn, gốm sẽ được tráng một lớp men lam đậm, lam xám hoặc xanh rêu trong veo khiến mắt thường cũng có thể nhìn thấu cốt gốm. Tuy chỉ sử dụng một màu men nhưng các mức độ chìm nổi khác nhau trên bề mặt gốm tạo nên những chi tiết mang màu đậm nhạt khác nhau. Ngoài ra, các hình trang trí gắn nổi trên phần thân của chân đèn cũng thể hiện tính ngẫu hứng của các nghệ nhân đương thời. Hình thức bố cục thể hiện cảm xúc một cách tinh tế, sinh động. Bố cục của các hình tượng trang trí như rồng, phượng và hoa văn luôn thay đổi. Ngay cả bố cục con chữ chìm hoặc nổi cũng mang thẩm mỹ cao.

Cay-den-thoi-mac-gom-su-men-lam-tram-co

Phục chế chân đèn thời mạc gốm men lam tràm cổ

 

Những mẫu chân đèn thời mạc khác

Có lẽ cũng do các biến động không nhỏ trong lịch sử mà gốm thời Mạc trở nên phức tạp và đa dạng, ảnh hưởng đáng kể cho sự phát triển mỹ thuật và văn hóa dân gian Việt Nam. Mỹ thuật thời Mạc được tiếp thu từ rất nhiều nguồn khác nhau và chịu chi phối bởi yếu tố thương mại. Do đó, gốm thời Mạc đã được tạo tác với nhiều kiểu dáng mang phong cách vừa điêu luyện, vừa phóng khoáng để đáp ứng sự đòi hỏi đa dạng của thị trường.

Bo-do-tho-chan-den-thoi-mac

Bo-do-tho-chan-den-thoi-mac

 Học hỏi từ họa tiết hoa văn cầu kỳ thời Lý, chân đèn gốm thời Mạc tạo nên nét đột phá, tinh thần mới do được trang trí các hình tượng đắp nổi với đề tài tứ linh, tứ quý, phủ đầy mây lửa. Từ kinh nghiệm lớp men trong phủ lên họa tiết khắc chìm, đắp nổi sẽ tạo ra độ chênh lệch cao khiến cho màu sắc của gốm mang nhiều sắc thái khác nhau của gốm men ngọc thời Lý, gốm thời Mạc còn hỏi hỏi tinh hoa từ những kỹ thuật khác, tinh thần khác của gốm Trần và gốm Lê…Chính sự phối hợp rất ăn ý giữa những kỹ thuật cầu kỳ nhưng dáng dấp chung thì rất đơn giản khiến cho chân đèn gốm thời Mạc có một vẻ đẹp rất khác lạ.

bo-chan-den-thoi-mac

 

Chân đèn thời Lê gốm men rạn cổ

bo-do-tho-chan-den-thoi-le

 

Gỗ & Gốm - Gỗ Nhà Ta - NPP Thái Sơn
Trụ sở: C22 - Khu K82 - Tô Ký - P. Tân Chánh Hiệp - Q12 - HCM

Cửa hàng: 42 Song Hành - P. Trung Mỹ Tây - Q.12 - HCM (chỉ đường)

Cửa hàng: 2973 Quốc Lộ 1A - P. Tân Thới Nhất - Q.12 - HCM (chỉ đường)

Cửa hàng: 43 Quốc Lộ 1A - P. Ba Láng - Q. Cái Răng - Cần Thơ (chỉ đường)


Điện Thoại: 0932 18 99 19 Hotline: 0932 18 99 18
Mail: [email protected]         Web: gonhata.com

Sản phẩm cùng loại
Zalo
G-PQQQZVYY8F
0

Số lượng:
Màu:
Size:
Mua tiếp Giỏ hàng
  Giỏ hàng của bạn ()

Tổng tiền:
Bạn đã đặt hàng thành công
close